Bệnh bạch biến là một bệnh liên quan đến vấn đề về da liễu, sẽ có một vùng da nào đó của bạn bị sáng màu hơn các vùng da còn lại làm nó nổi trội hơn trên cơ thể và người khác dễ dàng nhận ra bằng mắt thường.
Bệnh bạch biến là gì
Bạch biến là một bệnh do da bị hư hoặc mất tế bào sắc tố melamin vì thế làm cho làn da bị đổi thành màu trắng hoặc bị đốm màu trắng bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và nó không cố định, có khi ảnh hưởng đến lông, tóc và bên trong miệng cũng bị ảnh hưởng.
Tỉ lệ bị bệnh bạch biến hiện nay trên toàn thế giới vào khoảng 1% và có một số dân tộc thiểu số tỉ lệ này lớn hơn khoảng 2% ~ 3%, tỉ lệ mắc bệnh của cả nam lẫn nữ là như nhau và đây không phải là một bệnh truyền nhiễm.
Đến nay vẫn chưa có số liệu thống kê chính thống nào tại việt nam về tỉ lệ mắc bệnh của bệnh bạch biến, độ tuổi thường mắc bệnh này và phát triển mạnh nhất là 10-30, hơn 50% bệnh nhân mắc phải bệnh này trước 20 tuổi.
Đây là một bệnh có tính chất về mặt huyết thống nhưng cũng chưa có một số liệu nào chứng minh là bệnh bạch biến có di truyền hay không.
Đây là một bệnh lý về da liễu bình thường và không ảnh hưởng đến sức khỏe chung của bệnh nhân nhưng nó có thể gây ra tình trạng mất thẩm mỹ, mặc cảm tâm lý với những người xung quanh, thiếu tự tin…và kéo theo nhiều yếu tố không tốt khác đối với cơ thể.
Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến nhưng chỉ có một vài nguyên nhân chính sau đây là có tỉ lệ gây bệnh cao nhất:
- Mặc dù vẫn chưa được một nghiên cứu khoa học nào chứng minh chính thức nhưng theo những quan sát thấy của các bác sĩ thì nếu gia đình bạn có người bị bạch biến thì nguy cơ cao là bạn sẽ bị mặc dù không xác định được là nó có tính di truyền hay không.
- Nếu bạn cũng mắc các bệnh tự miễn khác như cường giáp, rụng tóc từng mãng, thiếu máu ác tính thì nguy cơ cao cũng sẽ mắc bệnh bạch biến.
- Trong gia đình có người bị mắc các bệnh tự miễn như trên thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Biến đổi gen có liên quan đến hệ thống miễn dịch cũng là một nguyên nhân được chứng minh gây ra bệnh bạch biến.
- Melamin được sản xuất bởi các tế bào da gọi là melanocytes và nó mang lại màu da cho bạn, trong điều kiện bình thường nếu gặp vật thể lạ như virus chẳng hạn thì hệ thống miễn dịch của bạn sẽ tự động tấn công các vật thể lạ nhưng trong trường hợp này nó hoạt động sai và tấn công tế bào và các mô khỏe của cơ thể làm nó biến mất và không thể sản sinh ra melamin nên gây ra bệnh.
- Nếu bạn bị u ác tính hoặc một loại ung thư hạch nào đó cũng sẽ gây ra bệnh.
- Cơ thể bị căng thẳng cao độ trong một thời gian khá dài hoặc một sư kiện nào đó như sinh con chẳng hạn.
- Làn da bị trí bị bệnh bị tổn thương như vết cắt, bỏng hoặc bị cháy nắng nặng…
- Tại nơi làm việc hoặc trong gia đình có thể tiếp xúc với một vài hóa chất lạ, độc gây nên.
Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch biến
Những nơi thường bị ảnh hưởng và có khả năng xuất hiện bệnh bạch biến nhiều nhất là miệng, mắt, ngón tay, ngón tay, cổ tay, nách, háng, các bộ phận sinh dục bên ngoài, trong miệng cũng là nơi dễ xuất hiện.
Có một điểm nữa là bệnh có thể phát triển ở dưới chân tóc của bạn đó là da đầu, ở vị trí này nó sẽ làm cho tóc của bạn có màu trắng hoặc xám.
Bệnh thường bắt đầu với một làn da có màu nhạt sau đó thì chuyển dần dần và cuối cùng là màu trắng hoàn toàn. Ở tâm cũng những vùng này sẽ có màu trắng hoàn toàn và những vùng da ngoài sẽ có màu xám hơn nhưng vẫn thiêng về màu trắng.
Nếu ở dưới những mãng bạch biến này có sự xuất hiện của các mạch máu thì nó sẽ có màu hơi ngã hồng thay vì màu trắng.
Ở xung quanh những mãng bạch biến da sẽ mịn, đôi khi những vị trí này có màu đỏ hoặc bị viêm hoặc có lúc sẽ biến thành màu nâu hiện tượng tăng sắc tố da. Bệnh sẽ không gây khó chịu cho làn da của bạn nhưng có một vài thời điểm nó sẽ làm ngứa xung quanh những vị trí này.
Ở nhiều người thì tình trạng bệnh khác nhau, vùng da ảnh hưởng cũng khác nhau vì thế không có số liệu nào chính xác nào cho vấn đề này và nếu bạn không điều trị thì gần như tình trạng này đối với làn da của bạn là vĩnh viễn.
Kích thước của những vùng da bị bệnh bạch biến sẽ thay đổi rất rất nhiều, trong thời gian đầu nó chỉ là những đóm nhỏ, loang lỗ nhưng sau đó nó sẽ lang rộng và kết chúng lại với nhau để tạo thành một mãng lớn vì thế cần sớm chuẩn đoán và điều trị, ở những người trẻ nếu tiên liệu sớm sẽ có khả năng khỏi bệnh cao hơn những người tuổi càng cao tỉ lệ khỏi bệnh càng giảm đi.
Hiện tại chưa có bất cứ tài liệu nào nghiên cứu là bệnh sẽ tiến triển theo quy luật nào vì thế cũng sẽ chẳng biết bệnh xuất hiện như thế nào nhưng có một điều dễ nhận thấy rằng bệnh sẽ phát triển mạnh vào mùa hè và chậm lại vào mùa đông.
Bệnh bạch biến có lây không
Đây là một bệnh lành tính về da nên hoàn toàn không lây hoặc nhiễm cho dù có tiếp xúc về da thịt như ăn, ngủ hoặc sinh hoạt chung với nhau. Đến thời điểm này chỉ có một yếu tố được đưa vào dạng nghi nghờ đó là di truyền nhưng cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào chính thức cho vấn đề này cả.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh bạch biến
- Ở trẻ em đây cũng là một đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bạch biến đôi khi là do di truyền hoặc do sống trong điều kiện thời tiết như nắng nhiều bị cháy, tiếp xúc hóa chất từ nhỏ…
- Những người làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất, ánh nắng mặt trời, do tính chất công việc…
- Những người có người thân bị mắc bệnh hoặc bị các bệnh tự miễn như xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, vảy nến, đái tháo đường, lupus ban đỏ…
Biện pháp phòng ngừa bệnh bạch biến
Vì đây là bệnh không có yếu tố lây lang hoặc truyền nhiễm trong bất cứ điều kiện nào vì thế sẽ không có bất cứ yếu tố nào cụ thể để phòng bệnh cả. Có những điều bạn cần tránh để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh là không tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với ánh nắng và đặc biệt là điều kiện nắng gắt, tránh tiếp xúc hóa chất ảnh hưởng đến da, nên để tinh thần thoải mái tránh bị stress.
Những cách chuẩn đoán bệnh bạch biến
- Đối với bác sĩ nếu khám bệnh cho bạn trong điều kiện bình thường họ sẽ quan sát làn da bị bệnh của bạn sau đó sẽ hỏi các yếu tố liên quan như di truyền (gia đình có ai bị hay không), trong gia đình có ai mắc những bệnh tự miễng khác hay không, những vùng da hiện tại đang bị bệnh có bị tổn thương từ trước hay không ví dụ như cháy nắng chảy hạn, da bạn có dễ bị sạm nắng hay không hoặc bạn thử phương pháp điều trị nào tại vùng da này chưa.
- Nếu có sẵn thì họ có thể sử dụng đèn chiếu tia UV vào những vùng da bị bệnh để xem xét kỹ hơn, với cách này bạn sẽ được đưa vào căn phòng tối và khoảng cách chiếu sáng là khoảng 10 ~ 13 cm, các mãng bạch biến sẽ dễ dàng được phân biệt dưới tia UV và không bị nhầm lẫn với những bệnh khác như vảy nến, hắc lào…
- Còn cách khác nữa là họ sẽ hỏi xem bạn có các triệu chứng như mệt mõi, thiếu năng lượng, khát nước và cần đi tiểu thường xuyên vì đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của các bệnh tự miễn khác.
- Cuối cùng chính là xét nghiệm để biết xem chính xác bệnh của bạn có phải bạch biến hay không và nó được thực hiện dưới dạng sinh thiết tương tự như xác định ung thư, cách này hầu như rất ít khi được áp dụng vì tốn chi phí và cũng không quá cần thiết.
Bệnh bạch biến có chữa được không và những cách chữa bệnh
Rất nhiều người thắc mắc là bệnh bạch biến có chữa được không và nếu chữa được thì có những cách nào?
Điều trị bằng tây y
Kem ngụy trang cho da
Cách này được áp dụng khi những đốm bạch biến của bạn nhỏ, mới phát triển và ít, khi thoa kem này lên sẽ làm cho vùng da bị bạch biến lẫn màu và tiệp cùng với những vùng da xung quanh, loại kem này không thấm nước và có thể bôi bất kể vị trí nào trên cơ thể nó sẽ tồn tại trên da 4 ngày và trên mặt 12 đến 18 giờ, nên chọn kem ngụy trang có chất chống nắng hoặc có chỉ số SPF.
Sử dụng steroid
Nó như là một loại kem hay một loại thuốc mỡ bạn bôi lên da bị bệnh, nó chỉ được sử dụng khi:
- Bạn bị bạch biến không phân đoạn dưới 10% vùng da của cơ thể.
- Bạn không mang thai vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
- Nếu bạn cảm thấy liệu pháp bôi kem ngụy trang cho da là chưa đủ.
- Bạn biết rõ và chấp nhận tác dụng phụ mà nó mang đến.
Những loại thuốc này sẽ được bác sĩ kê toa cho bạn mua tại bất cứ quầy thuốc tây nào sau khi khám xong tùy vào tình trạng của bạn, bạn sẽ được yêu cầu dùng hằng ngày và ít nhất là 3 tháng mới thấy được tác dụng.
Tác dụng phụ mà những loại kem hay thuốc này gây ra cho bạn là:
- Tạo ra đường hoặc vạch giống như rạng da trên vùng da sử dụng kem.
- Làm mỏng làn da tại vị trí này.
- Lông tại vị trí này sẽ mọc nhiều hơn.
- Vùng da này có thể bị viêm.
Quang trị liệu
Phương pháp này sẽ được sử dụng cho cả trẻ em hoặc người lớn nếu:
- Những liệu pháp phía trên không hiệu quả.
- Tình hình bệnh nặng hơn, các mãng bạch biến lang rộng hơn.
- Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Đây là biện pháp có thể nói là tốt nhất, hiệu quả nhất nhưng rủi ro nó mang đến cũng không hề nhẹ. Trong quá trình điều trị thì làn da của bạn sẽ tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím A (UVA) hoặc tia cực tím B (UVB) từ một máy chiếu chuyên dụng.
Đầu tiên người bệnh phải dùng loại thuốc có tên là psoralen lên vùng da bị bệnh, nó làm cho da nhạy cảm hơn với ánh sáng, nó sẽ được uống hoặc hòa tan trong nước tắm của bạn.
Loại điều trị này có thể được gọi là PUVA, rủi ro mà nó mang lại ở đây chính là khả năng gây ung thư da, nguy cơ này sẽ thấp hơn khi sử dụng tia UVB, những điều này sẽ được bác sĩ nói đến trước khi tiến hành thực hiện.
Ghép da
Đây giống như là một dạng tiểu phẩu, phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy một mẫu vùng da không bị bệnh trên cơ thể ghép vào vùng da bị bạch biến, phương pháp này không áp dụng cho trẻ em và có thể tạo ra sẹo.
Điều kiện để thực hiện phương pháp này là phải có vùng da không hề bị bạch biến trong vòng 12 tháng qua trên cơ thể, những vị trí cần ghép da bạch biến không lây lan thêm trong vòng 12 tháng qua, những vùng da bị bạch biến này không phải nguyên nhân do cháy nắng.
Có một phương pháp nữa là lấy một mẫu da và tách các tế bào melanocytes ra khỏi vùng da đó sau đó cấy chúng vào vùng da đang bị bệnh bạch biến.
Với các hai phương pháp quang trị liệu và ghép da bạn có thể điều trị tại bệnh viện da liễu tphcm.
Điều trị bằng dân gian
Chữa bạch biến bằng nghệ
Nghệ có hàng tá công dụng như chăm sóc da, giảm cân và giúp phục hồi, tái tạo làn da nhanh chóng. Phương pháp sử dụng nghệ để chữa bệnh bạch biến trong dân gian đã được áp dụng rất lâu và cũng được nhiều người thực hiện thành công nhưng vẫn chưa có khoa học nào giải thích về vấn đề này cả.
Lấy một ít dầu mù tạc trộn chung với một ít bột nghệ sau đó khuấy cho thật đều sau đó làm sạch vùng da bị bạch biến và bôi lên, để trong thời gian khoảng 25 phút sau đó rửa sạch và nên thực hiện ngày 2 đến 3 lần, hiệu quả sẽ đến trong khoảng 20 ngày.
Chữa bạch biến bằng hạt củ cải
Theo nghiên cứu khoa học thì hạt củ cải có chứa erucic acid, oleic acid, linoleic acid, raphanin, glycerol sinapate, linolenic acid… có tác dụng kháng viêm và chữa rất nhiều bệnh vì thế nó được dùng để chữa bệnh bạch biến trong dân gian từ rất lâu và khá nhiều người áp dụng cách này để mang lại hiệu quả.
- Chuẩn bị một ít hạt củ cải giã nhỏ sau đó ngâm trong giấm để qua đêm.
- Sử dụng hỗn hợp đã chuẩn bị bôi lên vùng da bi bạch biến và để nguyên trong khoảng 1,5 giờ.
- Khi hỗn hợp này khô lại thì gỡ ra sau đó rửa sạch vùng da này lại bằng nước ấm.
- Thực hiện cách này trong vòng khoảng 25-30 ngày sẽ thấy kết quả.
Chữa bạch biến bằng củ riềng
Củ riềng có vị ca, tính ấm vì thế được dùng để chữa khá nhiều bệnh về da liễu như hắc lào, lang ben và cũng được nhiều người dùng để trị bạch biến.
- Lấy 1 củ riềng rửa sạch sau đó giã thật nhuyễn.
- Lấy một lượng vừa đủ rượu ngâm vào cùng với riềng đã giã sao cho rượu vừa ngập riềng.
- Để hỗn hợp trong khoảng 1 tiếng sau đó sử dụng hỗn hợp thoa đều lên vùng da bị bạch biến.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần sẽ thấy tác dụng rõ rệt trong 1 tuần.
Chữa bạch biến bằng đất sét đỏ
Lấy 1 củ gừng tươi cạo sạch vỏ sau đó rửa sạch và giã thật nhuyễn, lấy miếng vãi bọc lại và vắt nước gừng vào đất sét đã chuẩn bị sẵn sau đó trộn đều lên và lấy hỗn hợp này bôi đều lên vùng da bị bạch biến, kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng sẽ thấy kết quả.
Chữa bạch biến bằng chanh và húng quế
Chanh là loại quả có hàng trăm công dụng như giảm cân, làm đẹp da, tẩy tế bào chết và hầu như nó có trong bất cứ gia đình nào kết hợp cùng với húng quế một loại rau thơm bổ dưỡng chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm vì thế rất hiệu quả khi điều trị bệnh bạch biến.
- Giã nhuyễn lá húng quế và trộn đều với nước cốt chanh.
- Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị bạch biến 2 lần/ ngày.
- Kết quả sẽ đến nhanh hay chậm tùy cơ địa và cách thực hiện mỗi người nhưng hiệu quả sẽ thường xuất hiện rõ nhất trong tháng thứ 5 trở đi.
Chế độ dinh dưỡng với người bị bệnh bạch biến
- Nên uống nhiều nước kết hợp cùng với chế độ ăn giàu beta caroten, chất chống oxy hóa như chuối, táo, các loại rau lá xanh như diếp cá, đậu xanh, củ cải, cà rốt…
- Không có một nghiên cứu nào chứng minh là nên ăn những thức ăn nào đối với bệnh nhân bạch biến nhưng theo kinh nghiệm thì không nên ăn những thức ăn sau để bệnh không trở nên nặng hơn: rượu, quả việ quất, cam, quýt, cà phê, sữa đông lạnh, cá tanh, các loại nước trái cây, ngỗng, nho, dưa muối, lựu, lê, thịt đỏ, cà chua và các sản phẩm từ lúa mì.
- Bạn nên bổ sung vitamin và các chất sau: vitamin B12, axit folic, vitamin C, D, betacaroten, axit amin, enzyme và một số chất khác như đồng, sắt, kẽm.
Tóm lại
Đây là một bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe vì thế bạn không cần quá lo lắng nhưng nó lại ảnh hưởng đến cuộc sống như làm bạn mất tự tin, ngại tiếp xúc vì thế khiến mình tự ti hơn.
Cách tốt nhất là bạn nên phát hiện và điều trị sớm tùy theo từng giai đoạn mà cách điều trị phù hợp, nên kiên trì để thấy được thành quả chứ đừng nên thực hiện một vài ngày lại ngưng thì sẽ chẳng có tác dụng gì.
Chúc bạn may mắn và sớm khỏi bệnh.
Từ khóa tìm kiếm:
hình ảnh bệnh bạch biến
bệnh bạch biến có lây không
bệnh bạch biến có nguy hiểm không
bệnh bạch biến ở trẻ em
điều trị bệnh bạch biến bằng đông y
bệnh bạch biến kiêng ăn gì
bệnh bạch biến có lây từ mẹ sang con không
triệu chứng bệnh bạch biến
Nguồn tham khảo: